Sapa không chỉ hút hồn du khách bốn phương bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ, thơ mộng và bình yên hay những món ăn đặc trưng hấp dẫn, độc đáo, lạ miệng hoặc những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn…mà nơi này còn quyến rũ lòng người với các lễ hội Sapa vui nhộn và mang đậm nét truyền thống của các đồng bào dân tộc nơi đây. Hãy cùng Nhất Long Travel tham gia những lễ hội Sapa thật đặc sắc và đáng nhớ khi đến đây nhé.
1. Lễ quét làng của người Xá Phó
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào những ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch nhằm mục đích để cầu mong năm mới mọi người được bình yên, mùa màn tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết.
Trong lễ hội ở Sapa này, họ mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến đóng góp thì dân làng sẽ có trách nhiệm tới làm công trả lại cho người đó 1 ngày. Tới ngày đã được định, tất cả đàn ông trong làng sẽ mang tất cả lễ vật ra bày tại một bãi trống đầu làng. Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh và nhanh nhẹn cùng nhau mổ thịt lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ sẽ cùng nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Khi vào nhà dân, thầy cúng sẽ rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình đó, nhẩm đọc tên tuổi tất cả những người sinh sống ở đó. Đọc xong, tiếp theo thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi ở ngóc ngách nhà, gia đình cử một người đi sau dùng bắp (bắp nướng để nguyên sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.
2. Lễ hội “Nào Cống”
Từ những năm 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo bắt sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Hàng năm vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ để làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là vợ hoặc chồng), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần đầu nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần cưới cùng là mọi người cùng nhau ăn uống.
3. Lễ Tết nhảy
Tết nhảy là lễ hội Sapa quan trọng và được chuẩn bị rất công phu của người Dao ở bản Tả Van. Trước Tết, các nam thanh niên sẽ ôn luyện các điệu nhảy múa sử dụng trong lễ hội này. Các thiếu nữ sẽ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tưng bừng đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.
Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu, trong khi lễ diễn ra sẽ có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được biểu diễn. Đó là nghệ thuật múa nhảy kết hợp với nghệ thuật âm nhạc. Đây là buổi trình diễn dùng nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Bên cạnh đó còn có nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… sinh hoạt tết của người Dao đỏ ở Tả Van. Nếu có dịp du lịch Sapa bạn nên tìm hiểu lễ hội này, rất giàu bản sắc, độc đáo và thấm đậm tính nhân văn. Xem thêm tour du lịch Sapa tại Nhất Long Travel
4. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”
Đây là Lễ hội Sapa 2019 khá nổi tiếng. Lễ hội này của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt vào đầu năm mới, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu nhưunxg năm 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng tăng cao, trâu ngựa thả rông phá hoại vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nào Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (lọn to hay nhỏ tủy vào số người đến tham gia). Con lợn này luân phiên đóng góp từ các hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có bộ lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.
Địa điểm cúng lễ thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng – nơi thờ thần thổ địa, ngưuòi đân ở đây quan niệm rằng thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” – người chủ trì buổi lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân trong làng đến dự đều có quyền tự do thảo luận, bàn bạc.
5. Hội Gầu Tào của người Mông
Hội Gầu Tào là lễ hội Sapa2019 quan trọng của người Mông. Lễ hội này được tổ chức nhằm một trong hai mục đích là cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó nếu không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ tổ chức làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong sớm có con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường xuyên ốm đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết yểu, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng sẽ nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh.
Ở Sapa, sáng ngày mồng một tết hàng năm thương làm làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mùng 3 Tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người tham gia sẽ cùng nhau thi trò chơi rất vui. Xem thêm combo du lịch Sapa giá rẻ
6. Hội Roóng Poọc của người Giáy
Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van lại mở hội Roóng Poọc để cầu một năm mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.
Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay Roóng Poọc là một trong các lễ hội ở Sapa được lan rộng trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa thu hút khách du lịch. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người đã tíu tít nói cười, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, khách du lịch từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. Nếu có dịp đến Sapa vào dịp này thì bạn cũng nên tham gia nhé!
Lễ hội ở Sapa phải nói là mang đậm bản chất truyền thông dân tộc, thú vị và tràn đầy ý nghĩa. Thế nên nếu có vi vu đến vùng đất bình yên màu thì chớ nên bỏ qua các lễ hội mùa đông Sapa nhé!
Nguồn: http://www.nhatlongtravel.com
1. Lễ quét làng của người Xá Phó
Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào những ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch nhằm mục đích để cầu mong năm mới mọi người được bình yên, mùa màn tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết.
Trong lễ hội ở Sapa này, họ mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến đóng góp thì dân làng sẽ có trách nhiệm tới làm công trả lại cho người đó 1 ngày. Tới ngày đã được định, tất cả đàn ông trong làng sẽ mang tất cả lễ vật ra bày tại một bãi trống đầu làng. Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh và nhanh nhẹn cùng nhau mổ thịt lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ sẽ cùng nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Khi vào nhà dân, thầy cúng sẽ rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình đó, nhẩm đọc tên tuổi tất cả những người sinh sống ở đó. Đọc xong, tiếp theo thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi ở ngóc ngách nhà, gia đình cử một người đi sau dùng bắp (bắp nướng để nguyên sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.
2. Lễ hội “Nào Cống”
Từ những năm 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo bắt sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Hàng năm vào ngày Thìn tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ để làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là vợ hoặc chồng), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần đầu nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần cưới cùng là mọi người cùng nhau ăn uống.
3. Lễ Tết nhảy
Tết nhảy là lễ hội Sapa quan trọng và được chuẩn bị rất công phu của người Dao ở bản Tả Van. Trước Tết, các nam thanh niên sẽ ôn luyện các điệu nhảy múa sử dụng trong lễ hội này. Các thiếu nữ sẽ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tưng bừng đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.
Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu, trong khi lễ diễn ra sẽ có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được biểu diễn. Đó là nghệ thuật múa nhảy kết hợp với nghệ thuật âm nhạc. Đây là buổi trình diễn dùng nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Bên cạnh đó còn có nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… sinh hoạt tết của người Dao đỏ ở Tả Van. Nếu có dịp du lịch Sapa bạn nên tìm hiểu lễ hội này, rất giàu bản sắc, độc đáo và thấm đậm tính nhân văn. Xem thêm tour du lịch Sapa tại Nhất Long Travel
4. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”
Đây là Lễ hội Sapa 2019 khá nổi tiếng. Lễ hội này của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt vào đầu năm mới, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu nhưunxg năm 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng tăng cao, trâu ngựa thả rông phá hoại vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nào Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (lọn to hay nhỏ tủy vào số người đến tham gia). Con lợn này luân phiên đóng góp từ các hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có bộ lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.
Địa điểm cúng lễ thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng – nơi thờ thần thổ địa, ngưuòi đân ở đây quan niệm rằng thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” – người chủ trì buổi lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân trong làng đến dự đều có quyền tự do thảo luận, bàn bạc.
5. Hội Gầu Tào của người Mông
Hội Gầu Tào là lễ hội Sapa2019 quan trọng của người Mông. Lễ hội này được tổ chức nhằm một trong hai mục đích là cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó nếu không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ tổ chức làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong sớm có con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường xuyên ốm đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết yểu, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng sẽ nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh.
Ở Sapa, sáng ngày mồng một tết hàng năm thương làm làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mùng 3 Tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người tham gia sẽ cùng nhau thi trò chơi rất vui. Xem thêm combo du lịch Sapa giá rẻ
6. Hội Roóng Poọc của người Giáy
Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van lại mở hội Roóng Poọc để cầu một năm mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.
Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay Roóng Poọc là một trong các lễ hội ở Sapa được lan rộng trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa thu hút khách du lịch. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người đã tíu tít nói cười, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, khách du lịch từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. Nếu có dịp đến Sapa vào dịp này thì bạn cũng nên tham gia nhé!
Lễ hội ở Sapa phải nói là mang đậm bản chất truyền thông dân tộc, thú vị và tràn đầy ý nghĩa. Thế nên nếu có vi vu đến vùng đất bình yên màu thì chớ nên bỏ qua các lễ hội mùa đông Sapa nhé!
Nguồn: http://www.nhatlongtravel.com