Nếu người Việt thường đi chùa hái lộc, cầu may thì việc chui vào quan tài lại là cách mà người Thái chào đón năm mới. Câu chuyện tưởng chừng như khó tin đến thế vậy mà vẫn diễn ra tại Wat Takien, ngôi chùa nổi tiếng tại Thái Lan với nhiều quan tài để người dân cầu nguyện cho năm mới.
Chùa quan tài Wat Takien tại Thái Lan (Ảnh: 24h)
Wat Takien toạ lạc tại Nonthaburi, vùng ngoại ô Bangkok nhưng người Thái không ngại đường xa mà đến ngôi chùa này để ngồi hoặc nằm trong quan tài cầu nguyện những điều may mắn trong năm mới, bên cạnh là các nhà sư cầu kinh. Theo quan niệm của họ, việc giả chết giúp họ xua đuổi những điều xui xẻo và cải thiện vận may.
Sư trụ trì Phrakru Samusangob Kittiyano ở Wat Takien cho hay:
“Con người không có ai thoát được vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử, vì vậy đây cũng là dịp để mọi người thực hành trước khi đến với cái chết thực sự”.
Được biết, mỗi ngày các nhà sư phải thực hiện khoảng 12 buổi giả chết xả xui. Đến cuối tuần, mọi người sẽ đến đông hơn, có khi mỗi đền phải trang bị quan tài cỡ lớn để phục vụ cho gia đình đông người.
Quan tài cỡ lớn dành cho gia đình (Ảnh: kenh14)
Đầu tiên, mọi người sẽ ngồi vào quan tài và cầu nguyện. Tiếp đến các nhà sư sẽ đắp lên những tấm vải màu hồng, vài phút sau sẽ bỏ ra, điều này thể hiện cho quá trình chết đi và tái sinh của con người chỉ sau vài phút.
Đa phần, những chiếc quan tài đều được những người tham gia nghi lễ mang đến. Sau khi làm lễ xong, họ sẽ để lại chùa 1 năm rồi chuyển về cho các gia đình nghèo nếu họ cần.
Nguồn: Kenh14
Chùa quan tài Wat Takien tại Thái Lan (Ảnh: 24h)
Wat Takien toạ lạc tại Nonthaburi, vùng ngoại ô Bangkok nhưng người Thái không ngại đường xa mà đến ngôi chùa này để ngồi hoặc nằm trong quan tài cầu nguyện những điều may mắn trong năm mới, bên cạnh là các nhà sư cầu kinh. Theo quan niệm của họ, việc giả chết giúp họ xua đuổi những điều xui xẻo và cải thiện vận may.
Sư trụ trì Phrakru Samusangob Kittiyano ở Wat Takien cho hay:
“Con người không có ai thoát được vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử, vì vậy đây cũng là dịp để mọi người thực hành trước khi đến với cái chết thực sự”.
Được biết, mỗi ngày các nhà sư phải thực hiện khoảng 12 buổi giả chết xả xui. Đến cuối tuần, mọi người sẽ đến đông hơn, có khi mỗi đền phải trang bị quan tài cỡ lớn để phục vụ cho gia đình đông người.
Quan tài cỡ lớn dành cho gia đình (Ảnh: kenh14)
Đầu tiên, mọi người sẽ ngồi vào quan tài và cầu nguyện. Tiếp đến các nhà sư sẽ đắp lên những tấm vải màu hồng, vài phút sau sẽ bỏ ra, điều này thể hiện cho quá trình chết đi và tái sinh của con người chỉ sau vài phút.
Đa phần, những chiếc quan tài đều được những người tham gia nghi lễ mang đến. Sau khi làm lễ xong, họ sẽ để lại chùa 1 năm rồi chuyển về cho các gia đình nghèo nếu họ cần.
Nguồn: Kenh14